CPU là gì? Hé lộ 8+ sự thật về CPU không phải ai cũng biết!

Co bao giờ bạn tự hỏi CPU là gì không? Thực tế hầu hết người biết một chút về máy tính đều biết CPU là một linh kiện máy tính cực kỳ quan trọng và không thể thiếu để máy tính có thể vận hành. Tuy nhiên, sự thật có như những gì bạn nghĩ?

Ưu và nhược điểm của CPU là gì?

Nên mua CPU của hãng nào tốt?

Cách chọn CPU phù hợp với nhu cầu của bạn như thế nào?

Câu trả lời sẽ có thông qua nội dung phía dưới.

I. Linh kiện máy tính là gì? CPU là bộ nhớ gì?

1. Tìm hiểu về linh kiện máy tính

Linh kiện máy tính là toàn bộ các bộ phận phần cứng có trong máy tính. Các linh kiện này có sự liên kết đồng bộ với nhau, lắp ghép vào với nhau để tạo thành một chiếc máy tính hoàn chỉnh dựa trên nguyên lý tương thích.

Trong bộ sách giáo khoa tin học lớp 10 có nói qua về vấn đề này rồi. Tuy nhiên, đó chỉ là phần khái niệm đơn giản nhất về linh kiện máy tính. Để tìm hiểu sâu hơn về các loại linh kiện máy tính, nên mua linh kiện máy tính ở đâu, linh kiện máy tính hãng nào tốt, … Hãy theo dõi tại đây!

2. CPU là gì của máy tính?

CPU là viết tắt của Central Processing Unit. Trong tiếng Việt người ta thường gọi là Bộ vi xử lý. CPU là một loại linh kiện máy tính có tầm quan trọng như bộ não của con người. Nó hoạt động liên tục trong suốt quá trình máy tính hoạt động. Chức năng của CPU là tiếp nhận thông tin, xử lý dữ liệu và đưa ra các lệnh điều khiển nhằm phản hồi thao tác của người dùng.

Xem thêm: Ram là gì? 9+ sự thật về bộ nhớ trong của máy tính!

CPU là gì Hé lộ 8+ sự thật về CPU không phải ai cũng biết

3. CPU điện thoại là gì?

Cũng giống như máy tính, điện thoại ngày nay thường là smartphone và nó cũng cần một bộ não để tiếp nhận và xử lý thông tin dữ liệu. Vẫn là viết tắt của từ Central Processing Unit nhưng CPU điện thoại là các mạch điện tử. Nó hoạt động thông qua các phép tính logic, số học đã được lập trình từ trước. Không có CPU thì điện thoại cũng không thể hoạt động được.

II. Cấu tạo của CPU là gì?

Hiểu rõ CPU là gì, ta sẽ đi sâu vào cấu tạo bên trong của CPU bao gồm những gì.

1. Khối điều khiển trong CPU là gì?

Khối điều khiển CU (Control Unit) được ví như một phần mềm biên dịch. Nó sẽ tiếp nhận thông tin từ thao tác của người dùng, đọc ngôn ngữ đó và chuyển nó thành ngôn ngữ máy. Khi đó các dữ liệu được mã hóa sẽ được xử lý một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu không có CU, toàn bộ CPU sẽ không thể hoạt động được. Vì vốn dĩ máy tính không thể hiểu thao tác của con người là gì cho đến khi chúng được mã hóa thành ngôn ngữ máy tính.

2. Khối tính toán ALU trong CPU là gì?

Khối tính toán ALU là từ viết tắt của Arithmetic Logic Unit. Thông qua khối này, mọi thông tin về toán học và logic từ đơn giản đến phức tạp đều được tính toán kỹ lưỡng và nhanh chóng. Sau đó nó sẽ trả kết quả cho các bộ phận khác trong CPU để xử lý công đoạn sau cùng trong suốt quá trình hoạt động.

3. Các thanh ghi trong CPU là gì?

Các thanh ghi Registers được tích hợp trong Bộ vi xử lý có dung lượng nhỏ. Tuy nhiên tốc độ truy cập của nó thì cực kỳ kinh ngạc. Nó có chức năng lưu giữ thông tin điều khiển, địa chỉ những ô nhớ hay các kết quả, toán hạng… tại một thời điểm xác định.

Thanh ghi quan trọng nhất của Registers là bộ đếm chương trình PC. Viết tắt của Program Counter. Nó sẽ được điều động đến những lệnh mà sẽ được thực hiện ở các bước tiếp theo.

CPU là gì Hé lộ 8+ sự thật về CPU không phải ai cũng biết 2

4. Opcode phần điều khiển trong CPU là gì?

Opcode được tích hợp trong CPU nhằm điều khiển các khối cũng như là các tần số xung nhịp. Chức năng và vai trò của Opcode là đồng bộ các thao tác xử lý bên trong và bên ngoài theo một mốc thời gian cố định. Trong quá trình đó, do thời gian chờ giữa hai xung nên sẽ xuất hiện chu kỳ xung nhịp. Quá trình này sẽ không dừng lại. Mà nó được lặp đi lặp lại tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian ta gọi đó là tốc độ xung nhịp được tính bằng triệu đơn vị mỗi giây Mhz.

Xem thêm: GPU là gì?

III. Chức năng của CPU là gì trong máy tính?

Sau khi hiểu rõ CPU là gì, hãy tham khảo về các chức năng cơ bản của một Bộ vi xử lý CPU trong máy tính nhé!

1. CPU dùng để làm gì?

Hiểu một cách đơn giản, sau khi người dùng thao tác bất cứ yêu cầu nào sẽ được chuyển vào CPU thông qua bộ nhớ RAM. Ngay lập tức CPU sẽ tiếp nhận thông tin, xử lý dữ liệu và trả kết quả ra màn hình. CPU càng mạnh thì tốc độ phản hồi càng nhanh.

2. Nhiệm vụ của CPU là gì?

Phân tích kỹ hơn về nhiệm vụ của CPU là gì, hãy theo dõi tiếp nội dung bên dưới.

2.1 Nhiệm vụ của CPU thứ nhất: Tìm nạp

Nhiệm vụ đầu tiên của CPU chính là tìm nạp. Mỗi khi người dùng click một thao tác, toàn bộ lệnh đó sẽ được tạo thành một chuỗi số, chuỗi ký tự chuyển đến RAM. Tại đây, chuỗi số đó sẽ được xếp vào hàng đợi để chuyển cho CPU xử lý.

Bộ đếm chương trình PC (Program Counter) sẽ lưu giữ địa chỉ lệnh, sau đó đẩy dữ liệu này đến thanh ghi lệnh IR (Register). Muốn tham chiếu đến địa chỉ chính xác của dòng lệnh tiếp theo thì độ dài cũng sẽ tăng lên theo.

Hé lộ 8+ sự thật về CPU không phải ai cũng biết 3

2.2 Nhiệm vụ của CPU thứ hai: Giải mã

Sau khi có một lệnh hoàn thành quá trình tìm nạp. CPU sẽ đẩy lệnh tới bộ giải mã lệnh rồi đưa vào IR để lưu trữ. Quá trình chuyển hóa này nhằm biến các lệnh đó thành tín hiệu và đem qua các bộ phận khác trong CPU. Các bộ phận đó sẽ phải xử lý các thao tác tiếp theo.

2.3 Nhiệm vụ của CPU thứ ba: Thực thi

Sau khi giải mã thì CPU sẽ thực thi và trả kết quả về 1 CPU Register.

IV. Nguyên lý hoạt động của CPU là gì?

CPU là nơi trực tiếp xử lý các dữ liệu thông tin mà RAM đẩy cho nó. Đầu tiên dữ liệu chuyển tới phần điều khiển, sau đó nó chuyển vào thanh ghi lệnh ALU và yêu cầu các tác vụ nó phải làm. Tiếp tục tải lên xe bus. Tại đây sẽ tiến hành thực thi, kết quả sau khi mã hóa giúp CPU đọc được và tiến hành xử lý. Sau cùng là trả kết quả.

V. Tốc độ CPU là gì?

Thuật ngữ tốc độ CPU là gì hay tốc độ xung nhịp là chỉ số được tính bằng số chu kỳ quay của một CPU có thể thực hiện trên mỗi giây, đơn vị đo bằng Hertz – thường ở tốc độ gigahertz, hoặc GHz.

VI. Các loại CPU là gì? Bao gồm những loại nào?

Những loại nổi bật của CPU là gì? 2 dòng nổi bật là CPU Intel và CPU AMD.

1. CPU Intel có tốt không?

CPU Intel là hãng lâu đời và không thể nghi ngờ về hiệu năng cũng như tốc độ của nó. Các loại CPU Intel bao gồm:

– CPU Intel Celeron: Phù hợp cho người dùng học sinh, sinh viên, văn phòng vì giá thành rẻ và hiệu năng thấp.

– CPU Intel Pentium: Không được tích hợp Turbo Boost hay Hype Threading. Thích hợp với hầu hết bo mạch chủ.

– CPU Intel Core i3: Có thể phục vụ nhu cầu chơi game nhẹ. Là bước đột phá của dòng CPU Intel Core I.

– CPU Intel Core i5: Lựa chọn hoàn hảo cho người chơi game tầm trung. Giá cả phù hợp.

– CPU Core i7: Cân được cả những game đòi hỏi cấu hình cao.

– CPU Core i9: Chơi game khủng hay thiết kế đồ họa, render đều không phải vấn đề.

– CPU Intel Xeon: Là dòng máy trạm hoặc máy chủ.

CPU là gì Hé lộ 8+ sự thật về CPU không phải ai cũng biết 4

2. CPU AMD có tốt không?

Hãng AMD mặc dù là đàn em nhưng vẫn chiếm một phần không nhỏ trên thị trường Việt Nam. Thậm chí có một số dòng cao cấp còn vượt Intel. Các loại CPU AMD bao gồm:

– CPU Ryzen 3: Tốc độ và hiệu năng ổn định. Giá phù hợp với mọi đối tượng.

– CPU Ryzen 5: Cải tiến về số nhân và luồng. Đây là dòng vượt Intel ở nhiều thời điểm.

– CPU Ryzen 7: Có thể xử lý thao tác nặng như thiết kế đồ họa, game 4K, biên tập video.

– CPU Ryzen 9: Là dòng CPU AMD mạnh nhất thời điểm hiện tại. Nó sở hữu 12 nhân 24 luồng cùng giá cả hợp lý.

3. Phân loại CPU theo Socket

–  CPU socket 1150 (2013): Tương thích với bo mạch chủ mainboard H97, Z87, Q87, H81, …

– CPU socket 1151 (2015): hỗ trợ tốt là H370, H370, C246, Q370, …

–  CPU socket 1155 (2011): Chỉ hỗ trợ các CPU i3, i5, i7 Gen 2 và chỉ cho phép tích hợp với các dòng bộ vi xử lý thế hệ cũ.

Xem thêm: Mainboard là gì? Bo mạch chủ trong máy tính là gì?

4. Phân loại CPU theo nhu cầu sử dụng

CPU văn phòng: CPU Pentium,  Core i3, i5, AMD Ryzen 3, …

–  CPU chơi game: CPU Core i5, Core i7, Core i9, CPU AMD Ryzen 5, CPU AMD Ryzen 7, …

–  CPU đồ họa: CPU Core i5, Core i7, Core i9, CPU AMD Ryzen 5, CPU AMD Ryzen 7, …

Hé lộ 8+ sự thật về CPU không phải ai cũng biết 5

VII. Một số lưu ý khi chọn mua CPU cho máy tính

1. Lưu ý khi chọn mua CPU thứ nhất: Tốc độ xung nhịp

Tốc độ xung nhịp càng cao thì tốc độ và hiệu năng càng tốt. Tuy nhiên giá thành sẽ không hề rẻ. Hãy dựa vào ngân sách để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất nhé.

2. Lưu ý khi chọn mua CPU thứ hai: Chọn Core đời cao.

Core I càng cao thì nghĩa là con chip đó càng ở đời mới hơn. Tuy nhiên không phải con chip Core I3 sẽ luôn thấp hơn Core i5. Hoặc không phải Ryzen 3 nào cũng kém hơn Ryzen 5. Cần lưu ý để có lựa chọn chính xác. Tránh mất tiền xong mới biết nhé!

3. Lưu ý khi chọn mua CPU thứ ba: Chọn luồng Thread.

Trong CPU, một luồng sẽ share dữ liệu, thông tin với các luồng khác trong cùng Process. Thread được tạo ra nhằm hỗ trợ các chương trình có thể vận hành được cùng một lúc nhiều công việc.

4. Lưu ý khi chọn mua CPU thứ tư: Kiểm tra số chân cắm.

CPU có rất nhiều loại chân cắm như LGA, BGA và PGA. Hãy lựa chọn chân cắm phù hợp cho máy của bạn.

5. Lưu ý khi chọn mua CPU thứ năm: Card đồ họa tích hợp.

Card đồ họa tích hợp thì giá sẽ rẻ hơn so với card rời. Và dĩ nhiên là giá thành chúng cũng cực kỳ chênh lệch. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà chọn loại card phù hợp. Thường thì máy tính dùng để chơi game, làm đồ họa, thiết kế, … thì phải chọn card rời nếu không muốn mất tiền nhiều lần nhé!

Xem thêm: VGA là gì? Cách chọn card màn hình phù hợp cho máy tính năm 2022!

CPU là gì Hé lộ 8+ sự thật về CPU không phải ai cũng biết 6

VIII. Kết luận CPU là gì?

Hiểu rõ CPU là gì bạn sẽ nắm được mọi ưu điểm và nhược điểm của CPU. Từ đó lựa chọn được Bộ vi xử lý chính xác và phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *