Ram là gì? 9+ sự thật về bộ nhớ trong của máy tính cần biết!

Ram là gì 9+ sự thật về bộ nhớ trong của máy tính cần biết-6

Câu hỏi Ram là gì đã không còn quá xa lạ đối với thời đại công nghệ số như hiện nay. Những kiến thức cơ bản về các linh kiện máy tính sẽ là bản lề dành cho người yêu công nghệ số. Cùng Tuanphongpc tìm hiểu các khái niệm về bộ nhớ trong RAM là gì và những sự thật về loại linh kiện này thông qua nội dung dưới đây.

I. Khái niệm Ram là gì trong máy tính?

RAM là từ viết tắt của từ tiếng Anh Random Acces Memory, đây là một linh kiện không thể thiếu đối với máy tính. RAM được hiểu là bộ nhớ lưu trữ tạm thời được gắn vào máy tính có vai trò lưu trữ dữ liệu tạm thời, sau đó xếp dữ liệu vào hàng đợi để cho CPU xử lý. Quá trình này sẽ được diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại mỗi khi có yêu cầu từ người dùng.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý là những dữ liệu được lưu trong RAM máy tính sẽ bị biến mất nếu nó không được cấp nguồn. Tức là người dùng cần phải cảnh giác đối với trường hợp nguồn điện bị chập, máy khởi động lại hoặc bộ nguồn PSU của bạn không đảm bảo sự ổn định.

9+ sự thật về bộ nhớ trong của máy tính cần biết-9
9+ sự thật về bộ nhớ trong của máy tính cần biết!

II. Cách đọc các thông số trên Ram là gì?

Trên mỗi thanh RAM sẽ có những thông số khác nhau biểu thị tốc độ và loại RAM là gì. Cụ thể:
SDR SDRAM được phân loại theo bus speed như sau:
PC – 66: 66 MHz bus.
PC – 100: 100 MHz bus.
PC – 133: 133 MHz bus.

1. DDR SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth.

DDR-200: Còn được gọi là PC-1600. 100 MHz bus với 1600 MB/s bandwidth.
DDR-266: Còn được gọi là PC-2100. 133 MHz bus với 2100 MB/s bandwidth.
DDR-333: Còn được gọi là PC-2700. 166 MHz bus với 2667 MB/s bandwidth.
DDR-400: Còn được gọi là PC-3200. 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.

2. DDR2 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth

DDR2-400: Còn được gọi là PC2-3200. 100 MHz clock, 200 MHz bus với 3200 MB/s bandwidth.
DDR2-533: Còn được gọi là PC2-4200. 133 MHz clock, 266 MHz bus với 4267 MB/s bandwidth.
DDR2-667: Còn được gọi là PC2-5300. 166 MHz clock, 333 MHz bus với 5333 MB/s bandwidth.
DDR2-800: Còn được gọi là PC2-6400. 200 MHz clock, 400 MHz bus với 6400 MB/s bandwidth

3. DDR3 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth

DDR3-1066: Còn được gọi là PC3-8500. 533 MHz clock, 1066 MHz bus với 8528 MB/s bandwidth
DDR3-1333: Còn được gọi là PC3-10600. 667 MHz clock, 1333 MHz bus với 10664 MB/s bandwidth
DDR3-1600: Còn được gọi là PC3-12800. 800 MHz clock, 1600 MHz bus với 12800 MB/s bandwidth
DDR3-2133: Còn được gọi là PC3-17000. 1066 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth

4. DDR4 SDRAM được phân loại theo bus speed và bandwidth.

DDR4-2133: Tên module PC4-17000. 1067 MHz clock, 2133 MHz bus với 17064 MB/s bandwidth.
DDR4-2400: Tên module PC4-19200. 1200 MHz clock, 2400 MHz bus với 19200 MB/s bandwidth.
DDR4-2666: Tên module PC4-21300. 1333 MHz clock, 2666 MHz bus với 21328 MB/s bandwidth.
DDR4-3200: Tên module PC4-25600. 1600 MHz clock, 3200 MHz bus với 25600 MB/s bandwidth

Ram là gì 9+ sự thật về bộ nhớ trong của máy tính cần biết-2

III. Cấu tạo của RAM là gì?

Nhiều người thắc mắc không hiểu bên trong RAM là gì, cấu tạo của nó ra sao. Thực tế thì nhiều linh kiện nhỏ hội tụ sẽ gắn kết với nhau và tạo thành RAM. Điện trở và tụ điện sẽ bao quanh chip nhớ. Bản mạch in có 6 đến 8 lớp đồng qua lớp cắt ngang, chúng kết nối với nhau thông qua quy trình sản xuất mạch in có phản ứng hóa học tương đối phức tạp. Trong mỗi lớp lại bao gồm lớp tín hiệu và lớp nối mát thực hiện những nhiệm vụ, chức năng khác nhau.

Nhằm tăng độ bền cho RAM, mỗi chân cắm sẽ được bao bọc bởi một lớp mạ vàng. Đồng thời giúp cải thiện khả năng truyền tải dữ liệu và làm giảm quá trình ô xy hóa.

IV. Vai trò, nhiệm vụ của Ram là gì?

Tác dụng của bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM là lưu trữ dữ liệu tạm thời. Những dữ liệu này sẽ được RAM đẩy cho CPU theo trình tự nhất quán nhằm giảm tải áp lực cho bộ vi xử lý. Có thể nói, mọi thao tác dữ liệu như lướt web, nhập text, mở trình duyệt, chơi game… đều phải vận hành thông qua RAM.

Xem thêm: Tìm hiểu về linh kiện máy tính!

Khái niệm về RAM không hề khó!
Khái niệm về RAM không hề khó!

V. Ram là gì? Có bao nhiêu loại RAM cần biết?

Chắc hẳn người dùng nào cũng hiểu rằng dung lượng RAM càng lớn thì tốc độ làm việc của máy tính sẽ càng nhanh. Bởi vì nó sẽ có không gian lưu trữ rộng hơn.

1. RAM tĩnh (Static RAM)

RAM tĩnh tên đầy đủ là Static RAM, được viết tắt là SRAM. Loại SRAM được tạo ra nhờ các cổng logic kết hợp với 6 transistor. Quá trình đọc dữ liệu tại đây sẽ không làm mất đi thông tin dữ liệu.

Điểm hạn chế của loại static RAM là gì? Đó chính là tốc độ làm việc chậm hơn nhiều so với RAM động DRAM. Vì thế mà mặc dù giá thành khá rẻ nhưng hầu hết người dùng không lựa chọn loại RAM này.

2. RAM động (Dynamic RAM)

RAM động tên đầy đủ là Dynamic RAM, viết tắt là DRAM. Loại RAM này khá phổ biến bởi áp dụng công nghệ MOS hỗ trợ khả năng lưu trữ các bit nhớ hoạt động dựa trên cấu trúc 1 transistor và 1 tụ điện. Mỗi lần truy xuất các bit nhớ sẽ bị xóa đi và ghi lại. Vì thế thời gian truy xuất thấp hơn 2 lần so với thời gian ghi dữ liệu.

3. RAM động đồng bộ (SDRAM)

RAM động đồng bộ tên viết tắt là SDRAM. Đây là loại RAM được sử dụng phổ biến nhất do nó là loại RAM cải tiến từ DRAM. Nó hoạt động đồng hộ với đồng hồ bộ vi xử lý, sử dụng cho máy tính và máy chơi game video. Nó xử lý song song các lệnh chồng chéo cùng với CPU qua đó cho tốc độ xung nhịp cao hơn

Ram là gì 9+ sự thật về bộ nhớ trong của máy tính cần biết-4

4. RAM động đồng bộ tốc độ dữ liệu đơn (SDR SDRAM)

Sau khi hiểu rõ RAM là gì, ta cần tìm hiểu loại RAM mới có tên là SDR SDRAM. Đây là loại bộ nhớ trong được đồng bộ tốc độ dữ liệu đơn hoạt động theo phương thức xử lý 1 lệnh đọc và 1 lệnh ghi trên mỗi chu kỳ xung nhịp.

5. RAM động đồng bộ tốc độ dữ liệu kép (DDR SDRAM, DDR2, DDR3, DDR4) DDR2 SDRAM DDR3 SDRAM DDR4 SDRAM

Không những cần phải hiểu RAM là gì, người dùng cần nắm rõ các loại RAM phổ biến hiện nay. Dưới đây là một loại RAM động được rất nhiều người yêu thích.

DDR SDRAM: là bộ nhớ máy tính hỗ trợ khả năng xử lý 2 lệnh đọc và 2 lệnh ghi trên mỗi chu kỳ xung nhịp. Tốc độ và hiệu suất của loại RAM này tăng gấp 2 lần so với SDR SDRAM.

DDR2 SDRAM: Là loại RAM nâng cấp của DDR SDRAM nhưng cho tốc độ xung nhịp cao hơn (533MHz), đồng thời hoạt động ở điện áp thấp hơn là 1,8V.

DDR3 SDRAM: Tiếp tục là phiên bản nâng cấp của DDR2 SDRAM nên có dung lượng lớn hơn kèm mức tiêu thụ điện áp chỉ 1,5V, đồng thời tốc độ xung nhịp cũng được cải thiện đáng kể (800Mhz).

DDR4 SDRAM: Là phiên bản nâng cấp của DDR3 SDRAM cho mọi chỉ số đều vượt trội hơn hẳn: dung lượng lớn, tốc độ xung nhịp 1600MHz, điện áp thấp 1,2V.

6. RAM đồ họa (GDDR SDRAM, GDDR2, GDDR3, GDDR4, GDDR5)

Nếu hiểu rõ RAM là gì, bạn sẽ biết đây cũng là loại RAM đồng bộ tốc độ dữ liệu kép, là phiên bản nâng cấp của DDR SDRAM. Loại này thường dùng cho thẻ đồ họa và máy tính bảng. Dĩ nhiên là nó phù hợp cho người dùng chuyên đồ họa video kết hợp với card màn hình.

Xem thêm: VGA là gì? Cách chọn card màn hình phù hợp cho máy tính năm 2022!

Ram là gì 9+ sự thật về bộ nhớ trong của máy tính cần biết-5

7. Bộ nhớ flash (Flash Memory)

Bộ nhớ Flash hay Flash Memory là loại thẻ nhớ đặc biệt. Có 2 loại bộ nhớ flash chính là NAND và NOR. Chúng đều được dùng phổ biến ở máy ảnh kỹ thuật số; máy tính bảng; smartphone; game cầm tay; …

Mọi dữ liệu khi đưa vào bộ nhớ flash đều được lưu trữ vĩnh viễn bất chấp việc bị tắt nguồn điện đột ngột hoặc va đập.

8. RAM laptop – RAM máy tính để bàn

Về cơ bản thì RAM laptop hay loại RAM máy tính để bàn là như nahu. Chúng có cùng chức năng là lưu trữ dữ liệu tạm thời và giảm tải công việc cho CPU. Điểm khác biệt duy nhất chính là các loại RAM cần phải tương thích với từng loại máy cụ thể.

9. Ram ECC

ECC RAM là gì? Loại RAM này thường được biết đến là loại RAM cao cấp có thể chủ động điều khiển dữ liệu vào và ra. Đặc điểm nổi bật của RAM ECC là nó có thể tự động sửa lỗi nếu có lỗi phát sinh đem đến hiệu năng mạnh mẽ và tốc độ ổn định. Rất xứng đáng để người dùng trải nghiệm và tin dùng.

VI. Máy tính, lap top bao nhiêu GB là đủ?

Đây là câu hỏi rất đơn giản nếu bạn hiểu rõ khái niệm RAM là gì. Thực tế thì tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn nên có những lựa chọn dung lượng RAM sao cho phù hợp. Trước đây thì rất nhiều máy tính, laptop sử dụng dung lượng RAM thấp nhất là 2GB. Tuy nhiên, ngày nay người ta thường dùng tối thiểu RAM 4GB.

Ngoài ra, đối với những loại máy tính chơi game, máy tính đồ họa, cần nhiều tác vụ xử lý thì tốt nhất vẫn là 16GB trở lên. Và dĩ nhiên là giá thành của chúng cũng vô cùng đắt đỏ!

VII. So sánh Ram là gì Rom là gì?

RAM khác với ROM ở chỗ RAM là bộ nhớ lưu trữ dữ liệu tạm thời nhằm giảm tải áp lực cho Bộ vi xử lý CPU, chuyên dùng trong các hoạt động bình thường của máy tính khi hệ điều hành đã được nạp. Còn ROM là bộ nhớ lu trữ dữ liệu vĩnh viễn và được sử dụng chủ yếu trong quá trình khởi động máy tính. Điểm khác biệt tiếp theo là việc ghi dữ liệu vào ROM sẽ chậm hơn so với RAM.

Ngoài ra, khác với ROM lưu trữ dữ liệu thấp (chỉ vài megabyte, thường là dưới 8 Megabyte cho mỗi chip), RAM có thể lưu trữ từ 1 gigabyte cho đến 256 Gigabyte.

Xem thêm: ROM là bộ nhớ gì?

Ram là gì 9+ sự thật về bộ nhớ trong của máy tính cần biết-6

VIII. Các hãng sản xuất Ram máy tính nổi tiếng

Linh kiện máy tính hãng nào tốt, nhất là RAM máy tính? Tham khảo 5+ hãng sản xuất RAM giá rẻ sau đây để biết câu trả lời:

1. Ram Kingston hay Kingston RAM là gì? Có tốt không?

Không cần phải nhiều lời, RAM Kingston chính là một trong những hãng sản xuất RAM nổi tiếng nhất hiện nay. Hãng này cực kỳ uy tín và được thiết kế đơn giản. Tuy nhiên hiệu năng và giá thành lại chinh phục được hầu hết người dùng. Hãng cho ra đời 2 dòng sản phẩm chính là Kingston Hyperx Predator và Kingston HyperX Fury.

2. RAM Kingmax có tốt không?

Không kém đối thủ Kingston, Kingmax cũng đang dần chứng tỏ sức hút của mình tại thị trường Việt Nam. RAM Kingmax được đánh giá là hiệu năng ổn định, tốc độ nhanh và có sức bền đáng kinh ngạc.

3. RAM Gskill có tốt không?

Không giống như 2 đối thủ ở trên, thanh RAM của Gskill thường khá bắt mắt bởi thiết kế đèn LED xinh lung linh. Đặc điểm của Gskill đối với dòng RAM là gì? Chính là hiệu năng của hãng có chỉ số độ trễ là 14 đến 19, xung nhịp đạt 2400 đến 4266MHz. Đây là dòng sản phẩm rất đáng để người dùng trải nghiệm.

4. RAM Adata là gì? Có tốt không?

Một trong những hãng sản xuất RAM uy tín và lâu đời nhất thì không thể không nhắc đến Adata. Hãng này đánh mạnh vào phân khúc các máy tính giá rẻ, cấu hình cơ bản để phù hợp cho học sinh, sinh viên, dân văn phòng… RAM Adata được đánh giá là có độ bền cao và giá thành rẻ.

Dòng RAM ADATA nổi tiếng!
Dòng RAM ADATA nổi tiếng!

5. Samsung RAM là gì? Có tốt không?

Samsung là một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất của Hàn Quốc. Sản phẩm RAM Samsung thường được trải qua một quá trình kiểm tra khắc nghiệt trước đi đưa sản phẩm đến tay người dùng. Vì vậy, không ngạc nhiên khi tốc độ xử lý và bền bỉ của sản phẩm hãng này luôn được đánh giá cao.

IX. Cách chọn RAM cho Laptop, PC phù hợp với Main và CPU.

1. Cách chọn RAM là gì: Chọn theo nhu cầu, ngân sách

Chúng tôi cho rằng khi lựa chọn Ram, bạn cần quan tâm đầu tiên chính là khả năng tài chính của bản thân. Ngân sách eo hẹp thì có thể nghĩ đến những loại RAM giá rẻ hoặc RAM tầm trung. Nhưng chúng tôi vẫn khuyên bạn nên cố gắng lựa chọn loại RAM phù hợp với nhu cầu nhất. Bởi nếu dung lượng RAM quá cao mà bạn không dùng hết thì rất lãng phí.

Ngược lại nhu cầu dùng lớn mà dung lượng quá thấp thì máy tính thường xuyên bị văng ra ngoài khi đang xử lý, hoặc có khi bị đơ máy luôn. Điều này sẽ cực kỳ tai hại cho những người làm thiết kế, chỉnh sửa video mà chưa kịp lưu file.

2. Cách chọn RAM là gì: Phải tương thích với Mainboard

Sẽ thật tai hại nếu bạn mua một thanh RAM đắt tiền nhưng nó không tương thích với bo mạch chủ của bạn. Bạn không thể gắn thanh RAM DDR3 vào Mainboard không hỗ trợ loại RAM đó. Nên nhớ rằng tốc độ và hiệu suất của RAM DDR4 là vượt trội so với thanh RAM đời cũ là DDR3. Mặc dù cả 2 thanh RAM này đều rất phổ biến hiện nay.

3. Cách chọn RAM là gì: Kiểm tra tốc độ Bus

Tốc độ Bus càng cao thì hiệu năng xử lý dữ liệu của máy tính càng cao. Khi bạn sử dụng 2 thanh RAM có tốc độ Bus khác nhau ở 2 máy tính có cùng cấu hình, trừ RAM khác nhau, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.

4. Cách chọn RAM là gì: Phù hợp với CPU và hệ điều hành

Bất cứ một linh kiện nào bên trong máy tính cũng có mối liên kết với nhau. Nếu như bạn cần quan tâm đến sự tương thích của RAM với mainboard, thì cũng không thể bỏ qua CPU. Tuy nhiên, nếu là CPU 64 bit thì nó sẽ tương thích tốt với RAM của bạn.

Ram là gì 9+ sự thật về bộ nhớ trong của máy tính cần biết-8

5. Cách chọn RAM là gì: Kiểm tra số chân cắm RAM trên Mainboard

Có thể hiểu khi chọn RAM cho máy tính, bạn cần kiểm tra xem bo mạch chủ tích hợp mấy chân cắm RAM. Bởi vì thử nghiệm mới đây cho thấy, 2 thanh RAM 4GB DDR4 sẽ cho tốc độ và xung nhịp tốt hơn so với 1 thanh RAM 8GB có cùng thương hiệu như nhau.

X. Kết luận về RAM là gì!

Tóm lại, hiểu rõ RAM là gì và những điều cần biết về RAM sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về máy tính. Trong thời đại công nghệ số như hiện nay thì biết càng nhiều về công nghệ càng tốt. Đôi khi máy của bạn “dở chứng” bị thần rùa nhập thì bạn có thể thay RAM nếu bạn có kiến thức về nó.

Ngược lại, nếu không biết gì về các linh kiện điện tử, không hiểu khái niệm RAM là gì thì chắc chắn bạn sẽ phải chịu thiệt về chi phí cho mấy anh chủ tiệm rồi.

Còn nếu bạn vẫn phân vân chưa biết nên sắm loại RAM nào cho máy tính; Nên mua linh kiện máy tính ở đâu có giá rẻ và uy tín, hãy liên hệ Tuanphongpc để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *